NHẤT HẠNH
“Có những buổi sáng đứng trên đồi Thượng ta có cảm tưởng rất thực là ta đang đứng trên một hòn cù lao ở hải đảo. Sương mù trắng xóa và bằng phẳng như mặt biển, dàn trải đến chân trời. Các ngọn núi xa là những cù lao. Mãi cho đến gần mười giờ sáng sương mới tan và cảnh tượng mới lại phô bày chân tướng. Mà thực ra ta khó nói được thế nào là chân tướng của cảnh tượng nữa. Mỗi ngày mỗi khác. Mỗi giờ mỗi khác. Phương Bối là một dòng tiếp nối của những cảnh tượng thần diệu (...)”.
Thực là bồng lai!
Chợt nhớ bài thơ Giản Chi:
“Sớm lên ngồi lạnh non cao
Thở ra mây trắng, hút vào gió xanh,
(...)
Trần tâm nghe tắt eo sèo,
Trong Vô Sở Trụ bốn chiều chợt không.”
Dĩ nhiên không cứ phải “ngồi lạnh non cao” hay đứng giữa biển sương thì mới “hít vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười” được. Nhưng tu lâu lâu trong biển người nơi cõi ta-bà Sài Gòn, rồi có điều kiện lên hít thở trên “chân trời giác ngộ”, hẳn thấy “bổ tâm”.
(Thu Tứ)
Bồng lai Phương Bối
Đây là Phương Bối Am, trong tác phẩm " Nẻo Về Của Ý " nơi hai vị thiền sư lớn của Việt Nam là Thiền Sư Thích Nhất Hạnh & Thiền Sư Thích Thanh Từ đã từng an trú. Nay là Đồi Thông Phương Bối nơi Thi Sĩ Nguyễn Đức Sơn cùng gia đình sinh sống. Hiện tại Tu Sĩ Thích Ngộ Chánh ( là con trai út của thi sĩ Nguyễn Đức sơn ) đang lập dự án bảo tồn đồi thông Phương Bối này. |
Để tôi nói tiếp về câu chuyện hai mươi lăm mẫu chín ngàn năm trăm hai mươi lăm thước vuông đất rừng ở làng B”su Danglu cho Nguyên Hưng nghe. Sau khi chúng tôi mua khu đất thì chúng tôi hết cả tiền, ngay cả số tiền nhỏ dành để uống thuốc, vì hồi ấy tôi còn chưa được bình phục. Sau khi mở vài cuộc thám hiểm khu rừng núi Đại Lão, bác Đại Hà và tôi quyết định phá đi một khoảnh rừng chứng bốn mẫu để trông cây trà và một khoảnh khác gần ngọn đồi cao nhất để làm một căn nhà. Phải trồng trà thì mới có phương tiện tự túc, vì Phương Bối sẽ không phải là nơi lui tới của những người thập phương. Phương Bối sẽ chỉ là của riêng chúng ta (Nguyên Hưng xem chúng mình chấp ngã và ngã sở ghê chưa) và hoàn toàn do chúng ta tự do sắp đặt và định liệu. Trước hết, phải thuê hàng chục người Thượng tới dùng xà gạc để đốn khu rừng dự định trồng cây trà. Sau đó chừng một tháng, khi thân cây và cành lá đã khô thì đem lửa tới đốt. Phải đốt bốn mặt để cho ngọn lửa chạy vào trung tâm, như vậy tránh được cháy rừng. Đốt xong thì phải dọn rừng, khiên những thân cây bị cháy xém chất thành từng đống lớn. Cành lá thì đã cháy thành tro. Đợi trận mưa đầu mùa tới là đào lỗ chôn thành hàng và gieo hạt trà. Hạt trà thì chúng tôi đã đi xin được rất nhiều ở các đồn điền lớn trong quận. Từng đó công việc đòi hỏi một số tiền. Thanh Tuệ đã phải về Sài Gòn giao thiệp với các nhà xuất bản và phát hành để thâu số tiền bản quyền những cuốn sách mà tôi đã giao cho họ. Với một số tiền của chị Diệu Âm giúp nữa, chúng tôi khởi công. Chính bác Đại Hà một người kinh nghiệm làm rừng, đã chỉ huy công việc giúp chúng ta. Một buổi sáng có nắng cách đó chừng năm tháng, chị Diệu Âm, Thanh Tuệ và tôi, tất cả đều nai nịt gọn ghẽ, theo bác Đại Hà đi vào khu rừng đã biến thành một đồi chè non. Con đường đi vào chưa được phát dọn và cũng chưa thành một lối đi có dấu mòn. Rừng còn ướt và vắt nhiều quá. Thỉnh thoảng chúng tôi lại phải dừng lại để xem có vắt bám vào chân hay không. Bác Đại Hà thì không ngán vắt một chút nào. Bác kể chuyện có lúc vắt bám đầy cả chân, khi về phải dùng cả một sợi lạt để gạt chúng nó xuống, trước khi rửa chân, xoa dầu khuynh diệp và sưởi lửa. Thanh Tuệ và tôi cũng chỉ hơi sợ vắt mà thôi. Mỗi khi bắt gặp một con vắt đang bám vào chân, chúng tôi ngừng lại và lấy tay rứt nó ra, hơi gớm và hơi rùng mình một tí. Nhưng chị Diệu Âm thì sợ vắt vô cùng. Mỗi khi thấy có vắt bám vào chân thì chị hét lên. Chúng tôi phải dừng lại để mà “bảo vệ” cho chị. Ấy thế mà chừng một năm sau chị không còn sợ vắt nữa.
Mùa hè, chúng ta tha hồ đi trong rừng không sợ vắt. Chúng nó chết tiệt đâu hết cả. Nhưng chỉ mùa mưa tới, rừng ẩm thế là chúng xuất hiện. Bác Đại Hà nói: “Thưa thầy, chúng nó đâu có chết, chúng nó chỉ khô teo đi thôi. Đến mùa mưa là chúng sống lại.” Rồi bác kể chuyện một hôm bác ngồi ăn cơm trưa với công nhân trong rừng. Ăn xong, một anh công nhân tìm một cái tăm xỉa răng. Anh vớ được một cái que suống sắn. Anh thổi sạch bụi và bắt đầu xỉa. Một lát anh có cảm giác rằng cái tăm động đậy. Thì ra đó là một con vắt chớ không phải là một cái que. Nhờ chất nước bọt, con vắt đã được hồi sinh. Tha hồ cho anh công nhân nhổ nước bọt và súc miệng. Có lúc bị vắt đeo mà ta không biết, về đến nhà máu chảy ướt, ta mới hay. Người miền núi có chế ra một thứ thuốc bôi vào hai ống chân khiến cho vắt sợ không bám vào được. Hoặc họ mang theo vôi ăn trầu, có vắt thì bôi vào tí vôi vắt “nhả” ra ngay.
Vui câu chuyện chúng tôi đến đồi chè mới lúc nào không hay. Đồi thật cao. Đây là ngọn đồi cao nhất ở vùng này. Bây giờ quang đãng, chúng tôi có thể nhìn được cảnh vật xung quanh. Thật là ngoạn mục. Nhìn từ đây, trời xanh xanh hơn, mây trắng trắng hơn. Những ngọn núi xa có sương che dưới chân trông như những cù lao nổi giữa biển nước trắng xóa. Nguyên Hưng có biết không. Suốt hai năm trời ở Phương Bối mà buổi sáng nào đứng từ đồi Thượng ta cũng thấy Phương Bối đẹp. Không có một buổi sáng nào giống buổi sáng nào. Có những buổi sáng thức dậy ta chẳng trông thấy được gì ngoài cửa sổ. Bởi vì sương mù dày đặc. Đứng cách nhau chừng năm sáu thước đã có thể không trông thấy nhau. Có những buổi sáng đứng trên đồi Thượng ta có cảm tưởng rất thực là ta đang đứng trên một hòn cù lao ở hải đảo. Sương mù trắng xóa và bằng phẳng như mặt biển, dàn trải đến chân trời. Các ngọn núi xa là những cù lao. Mãi cho đến gần mười giờ sáng sương mới tan và cảnh tượng mới lại phô bày chân tướng. Mà thực ra ta khó nói được thế nào là chân tướng của cảnh tượng nữa. Mỗi ngày mỗi khác. Mỗi giờ mỗi khác. Phương Bối là một dòng tiếp nối của những cảnh tượng thần diệu. Đó, Nguyên Hưng có nhớ một buổi sáng nọ khi chim hót vang rừng chúng ta đi từ thiền thất lên đến đỉnh đồi Thượng không? Đứng trên đồi ta trông thấy một cặp nai tơ đùa chơi trong nắng sớm, giữa những hàng trà. Những con nai tơ vàng mình có lốm đốm những hàng sao trắng. Chúng ta đã đứng im bất động một lúc lâu, sợ chúng chạy mất. Nắng mai đùa giỡn với những con nai con trên đồi trà. Một lát sau, hai con nai đuổi nhau về phía cửa rừng phía nam và lẩn mất vào rừng. Chúng ta chỉ còn biết nhìn nhau.
Khu đồi hồi đó tuy đã được trồng trà nhưng còn hoang vu lắm Nguyên Hưng. Chúng ta đi giữa những cây trà mới lên. Các gốc cây đang còn lại nhiều; nhưng theo lời bác Đại Hà chúng sẽ mục nát sau đó một vài năm, không cần phải đào gốc. Vấn đề là đừng cho chúng mọc lộc mới. Mà thực ra số lớn các gốc đã bị đốt cháy không thể nào còn đâm lộc được nữa, để có chỗ làm nhà và làm vườn.
Nguyên Hưng ơi, sau ngày đi thăm ấy độ một năm thì Nguyên Hưng về, lúc ấy Phương Bối đương làm nhà. Bốn mẫu trà kia đã bắt đầu sản xuất chút ít và chị Diệu Âm bàn nên trồng thêm hai mẫu nữa. Lại thêm phải làm một cái nhà bốn gian ngay dưới chân đồi Thượng. Một gian trên cao dùng làm thiền thất. Gian dưới là thư viện và chỗ làm việc. Gian giữa là phòng ngủ. Gian bên là phòng ăn và phòng khách. Khách ở đây là gia đình Đại Hà, là chị Diệu Âm, là Như Thông, Như Ngọc, Như Khoa, Thanh Giới và ít người bạn tri kỷ khác. Kỳ dư ai mà chịu lặn lội lên tới Phương Bối, vừa xa, vừa cao, vừa vắt, vừa nguy hiểm. Nguyên Hưng, hồi đó chúng tôi lúng túng rất nhiều về vấn đề tiền bạc. Tôi phải bán thêm một bản thảo nữa,và kêu gọi sự giúp đỡ của các bạn quen. Ngoài chị Diệu Âm, những người giúp cho chúng ta nhiều nhất là Như Thông, Như Khoa và gia đình Đại Hà. Trong thời gian làm nhà các bác thợ phải đi lên đi về rất vất vả. Chiếc xe vận tải (bánh xe có ràng xích để leo núi khỏi trượt) phải lận đận lắm mới chở được gỗ và nguyên liệu làm nhà đến dưới chân đồi Thượng, bò quanh theo con đường núi đã lở lói và hư hỏng rất nhiều. Con đường này xa bằng ba con đường rừng đi tắt. Mà từ chỗ rẽ của con đường tới chân đồi Thượng, bác Đại Hà đã phải đốt rừng làm một con đường dài trên bốn trăm thước. Chính tôi đã cắm mộc làm thầy địa. Nguyên Hưng này, có lẽ tôi là một ông thầy địa vụng cho nên giờ nầy chúng ta không được an trú trong Phương Bối mà mỗi người phải lênh đênh một ngả. Tôi phải chừa làm nghề thầy địa đi mới được, có phải không.
Hồi đó Tuệ, Hưng, tôi và chị Diệu Âm hay rủ Như Khoa và bọn trẻ con gia đình Đại Hà vào chân đồi Thượng cắm trại, luôn tiện xem các ông thợ làm nhà. Tội nghiệp chị Diệu Âm; vì chúng ta, chị cứ mỗi tuần rời Mai Lâm ở Di Linh để vào Bảo Lộc một kỳ. Tuy vậy, nhờ làm nhiều việc, leo nhiều núi, chị mạnh khỏe hẳn ra. Ai thấy chị leo núi cũng khen. Như Khoa, nam nhi chi tướng như vậy mà đôi khi còn thua chị. “Mất uy tín” quá, phải không Nguyên Hưng? Vì muốn về Phương Bối trước mùa an cư cho nên chúng ta đã cố gắng rất nhiều. Lúc bấy giờ đường lên Phương Bối đã được phát dọn quang đãng. Cái khu rừng từ cầu Mai lên đến dưới đồi Thượng, cái khu rừng ấy mới đẹp làm sao. Tôi muốn được suốt đời đi trong một con đường rừng như thế. Con đường thơm ngát hoa chiều. Và có một vài thứ hoa gì nữa cũng rất thơm mà chúng ta không biết tên. Mỗi lần lên Phương Bối mà leo tới được cầu Mai là đã thấy khỏe rồi. Thấy như là mình đã tới rồi, tới được cõi của mình rồi. Khúc đường còn lại là khúc đường rừng hấp dẫn nhất mà tôi vừa nói đó. Thầy Thanh Từ sau này rất thích đội một cái nón lá thật to vành và chống một chiếc gậy đi lên đi về con đường đó. Phương Bối hiện ra một cách đột ngột từ một khúc quanh: đồi Thượng sáng lên như một chân trời giác ngộ, một cõi bồng lai, nhất là ngày bắt đầu có chiếc nhà Thượng với hai mái cao vừa hùng vĩ vừa e lệ.
Những cơn mưa gió đến trước mùa an cư làm chúng ta phải cực nhọc nhiều lần. Chúng ta đã có tủ để đựng hai vạn cuốn sách. Chúng ta đã có giường có bàn, chúng ta lại cũng có một chiếc nhà bếp xinh xắn cách đó không xa. Và quý nhất là chúng ta đã xây được một cái hồ đựng nước mưa chứa được chừng vài chục thước khối nước. Những ngày ấy chúng ta rất bận rộn với ngôi nhà mới sắp hoàn thành. Tuệ lúc đó bận dạy học ở trường Bảo Lộc cho nên ít giúp chúng ta được. Nguyên Hưng biết, cũng khá trang nhã (?). Có một bữa cùng với Nguyên Hưng đứng ở lan can nhìn xuống khu rừng phía trái mà ta thường gọi Rừng Tham Thiền tôi thấy một giải mây giăng ngang từ cửa rừng sang đến gần chân đồi Thượng. Giải mây giống như một giải lụa, bề rộng chừng độ hai thước. Thật là kỳ thú. Tôi với Nguyên Hưng dã chạy xuống đi lại gần giải mây. Tới gần thì không thấy giải mây đâu. Chúng ta thất vọng, bởi vì chúng ta muốn đứng sát một bên giải mây, nhưng khi trèo lên lại lan can nhìn, thì giải mây vẫn còn đó, tuy đã biến hình và loãng dần ra. Rừng Tham Thiền có lẽ là khu rừng đẹp nhứt. Khu này có nhiều thông và nhiều cây cao, to, rất hùng vĩ. Khu rừng có vẻ bí mật. Chúng ta đã định thuê chặt đốn tất cả những cây nhỏ và gai góc trong rừng và làm những con đường nhỏ ngang dọc trong ấy. Chúng ta cũng định làm những chỗ ngồi tham thiền và chiêm nghiệm. Cứ từ lâu, chừng năm bảy hôm một, Nguyên Hưng và tôi lại đi vào Rừng Tham Thiền để hái hoa đem về đơm trong một cái giỏ mây cúng Phật. Hoa có rất nhiều thứ, nhưng kỳ nào ta cũng hái hoa chiều và hoa trang.
Chỉ còn có ba hôm nữa là đến mùa An cư. Nguyên Hưng và tôi đã định về Phương Bối đúng ngày an cư. Như Ngọc và Như Thông hứa là ngày ấy sẽ từ Sài Gòn lên chơi để “khánh thành” Phương Bối luôn thể… Trời mưa như trút nước. Mưa rồi lại tạnh. Tạnh rồi lại mưa. Như Khoa dã mượn giúp cho Tuệ và Hưng một chiếc xe Jeep để chở hai vạn cuốn sách vào Phương Bối. Sách đựng trong những chiếc bao tải lớn. Chiếc Jeep leo núi một cách mệt nhọc, trèo lên trượt xuống, hì hục gần suốt một ngày mới chở được hết sách. Nguyên Hưng và Thanh Tuệ trong chuyến chót đã chở vào được thêm một cái tủ, cái tủ trắng rất xinh của Như Thông gửi tặng cho Phương Bối. Tôi còn nhớ trong chuyến ấy, nửa đường các cậu gặp mưa. Cả Nguyên Hưng và Thanh Tuệ đều ướt như chuột lột, thấy mà thương quá. Lúc ấy tôi đang bận bịu xếp sách vào các ngăn tủ. Tôi ra đón Tuệ và Hưng. Tôi bắt Nguyên Hưng vào thay quần áo lau mình thật sạch và trùm chăn kín lại. Tôi định vào đốt lò sưởi cho Tuệ nhưng Tuệ từ chối, đòi về theo xe. Cả Hưng và Tuệ đều run rẩy. Tuệ nói: “Phen này thì chắc ốm to. Có lẽ thương hàn là ít”. Tôi cũng thấy sợ ghê. Các em giãi nắng dầm mưa nhiều quá. Thế nhưng mà không sao. Dì Tâm Huệ dọn cơm chiều lúc bảy giờ tối; bữa cơm đầu tiên ở Phương Bối được dọn ra đàng hoàng trên bàn, ngoài phòng ăn. Tôi đến nói với Nguyên Hưng: “Dậy ăn cơm đi Nguyên Hưng.” Nguyên Hưng không chịu, trả lời rằng là chắc hẳn không ăn được. Tôi nài nỉ Nguyên Hưng ra ngồi chơi với tôi trong khi tôi ăn cơm. Nguyên Hưng bèn chịu. Ra tới phòng ăn tôi xới cơm và ép Nguyên Hưng ăn một chén. Nể lời Nguyên Hưng cầm đũa. Thế rồi vui miệng và vui câu chuyện, Nguyên Hưng đã để cho dì Tâm Huệ xới cơm cho Nguyên Hưng tới ba lần. Đêm ấy Nguyên Hưng ngủ ngon không “ốm to” cũng không “thương hàn”. Sáng mai Tuệ lặn lội vào Phương Bối rất sớm. Thì ra cậu ta cũng chẳng “ốm to” chẳng “thương hàn” gì cả. Hôm qua về tới chùa Bảo Lộc, Tuệ thay áo ngay và lau khô mình mẩy. Rót một ly nước trà thật nóng cậu lấy hai viên thuốc cảm để trên table de nuit. Rồi cậu ta trùm chăn lại thật kỹ, chờ cho ly nước bớt nóng để uống thuốc. Trong khi chờ đợi anh ta mở chiếc radio để nghe một bản nhạc của đài Sài Gòn. Thế rồi trong tiếng nhạc êm đềm Tuệ đã ngủ quên. Ly nước nguội dần, nguội dần và trở thành giá lạnh. Mười hai giờ khuya đài Sài Gòn đã giã từ thính giả mà Tuệ vẫn không biết. Tuệ ngủ mê mệt. Cho đến khi tỉnh dậy thì đài Sài Gòn đã “tái ngộ” thính giả và đang dạy thính giả tập thể dục buổi sáng! Mỗi lần nghĩ đến chuyện đó là tôi thấy buồn cười quá đi, Nguyên Hưng.
Trong cùng một đêm đó, Nguyên Hưng và tôi ngủ lại Phương Bối lần đầu. Cánh cửa giữa chưa lắp, thành ra nửa đêm bị gió thổi rơi xuống sàn nhà một cái rầm. Hai chúng tôi đều thức giấc. Nằm bên nhau, chúng ta nghe mưa gió rào rào bên ngoài. Có lẽ là có bão tố ở đâu ấy. Chúng ta đang nằm ngủ trên rừng, cách xa xóm làng đô thị. Rất xa. Chúng ta đã muốn lên tận trên này, phá rừng, làm nhà và dựng cho chúng ta một quê hương bé nhỏ. Tôi không thể nào nằm ngủ được nữa. Tôi rủ Nguyên Hưng trở dậy. Chúng ta đi sờ soạn tìm hộp diêm nhen, đốt một đống lửa và thức bên nhau nói chuyện, cho đến khi tiếng vượn hú hòa với tiếng chim kêu đã vọng vang cả núi rừng. Chúng ta trèo lên đồi Thượng. Phương đông, chân trời vẫn chưa ửng hồng. Sương phủ khắp đồi núi xa xa. Phương Bối đã trở thành một cái gì có thực. Có thực một cách hư ảo. Các bạn ở xa chưa ai hay biết rằng ẩn mình trên núi Đại Lão, Phương Bối đã xòe những cánh đồi hoang vu và êm dịu như một chiếc nôi lớn - một chiếc nôi lót bằng bông đá, hoa dại, cỏ rừng - chào đón chúng tôi. Ở đây chỉ có cây rừng, có chim có vượn. Ở đây chúng tôi sẽ xa được trong một thời gian tất cả những xấu xa nhỏ mọn của cuộc đời…
Mùa hè, chúng ta tha hồ đi trong rừng không sợ vắt. Chúng nó chết tiệt đâu hết cả. Nhưng chỉ mùa mưa tới, rừng ẩm thế là chúng xuất hiện. Bác Đại Hà nói: “Thưa thầy, chúng nó đâu có chết, chúng nó chỉ khô teo đi thôi. Đến mùa mưa là chúng sống lại.” Rồi bác kể chuyện một hôm bác ngồi ăn cơm trưa với công nhân trong rừng. Ăn xong, một anh công nhân tìm một cái tăm xỉa răng. Anh vớ được một cái que suống sắn. Anh thổi sạch bụi và bắt đầu xỉa. Một lát anh có cảm giác rằng cái tăm động đậy. Thì ra đó là một con vắt chớ không phải là một cái que. Nhờ chất nước bọt, con vắt đã được hồi sinh. Tha hồ cho anh công nhân nhổ nước bọt và súc miệng. Có lúc bị vắt đeo mà ta không biết, về đến nhà máu chảy ướt, ta mới hay. Người miền núi có chế ra một thứ thuốc bôi vào hai ống chân khiến cho vắt sợ không bám vào được. Hoặc họ mang theo vôi ăn trầu, có vắt thì bôi vào tí vôi vắt “nhả” ra ngay.
Vui câu chuyện chúng tôi đến đồi chè mới lúc nào không hay. Đồi thật cao. Đây là ngọn đồi cao nhất ở vùng này. Bây giờ quang đãng, chúng tôi có thể nhìn được cảnh vật xung quanh. Thật là ngoạn mục. Nhìn từ đây, trời xanh xanh hơn, mây trắng trắng hơn. Những ngọn núi xa có sương che dưới chân trông như những cù lao nổi giữa biển nước trắng xóa. Nguyên Hưng có biết không. Suốt hai năm trời ở Phương Bối mà buổi sáng nào đứng từ đồi Thượng ta cũng thấy Phương Bối đẹp. Không có một buổi sáng nào giống buổi sáng nào. Có những buổi sáng thức dậy ta chẳng trông thấy được gì ngoài cửa sổ. Bởi vì sương mù dày đặc. Đứng cách nhau chừng năm sáu thước đã có thể không trông thấy nhau. Có những buổi sáng đứng trên đồi Thượng ta có cảm tưởng rất thực là ta đang đứng trên một hòn cù lao ở hải đảo. Sương mù trắng xóa và bằng phẳng như mặt biển, dàn trải đến chân trời. Các ngọn núi xa là những cù lao. Mãi cho đến gần mười giờ sáng sương mới tan và cảnh tượng mới lại phô bày chân tướng. Mà thực ra ta khó nói được thế nào là chân tướng của cảnh tượng nữa. Mỗi ngày mỗi khác. Mỗi giờ mỗi khác. Phương Bối là một dòng tiếp nối của những cảnh tượng thần diệu. Đó, Nguyên Hưng có nhớ một buổi sáng nọ khi chim hót vang rừng chúng ta đi từ thiền thất lên đến đỉnh đồi Thượng không? Đứng trên đồi ta trông thấy một cặp nai tơ đùa chơi trong nắng sớm, giữa những hàng trà. Những con nai tơ vàng mình có lốm đốm những hàng sao trắng. Chúng ta đã đứng im bất động một lúc lâu, sợ chúng chạy mất. Nắng mai đùa giỡn với những con nai con trên đồi trà. Một lát sau, hai con nai đuổi nhau về phía cửa rừng phía nam và lẩn mất vào rừng. Chúng ta chỉ còn biết nhìn nhau.
Khu đồi hồi đó tuy đã được trồng trà nhưng còn hoang vu lắm Nguyên Hưng. Chúng ta đi giữa những cây trà mới lên. Các gốc cây đang còn lại nhiều; nhưng theo lời bác Đại Hà chúng sẽ mục nát sau đó một vài năm, không cần phải đào gốc. Vấn đề là đừng cho chúng mọc lộc mới. Mà thực ra số lớn các gốc đã bị đốt cháy không thể nào còn đâm lộc được nữa, để có chỗ làm nhà và làm vườn.
Nguyên Hưng ơi, sau ngày đi thăm ấy độ một năm thì Nguyên Hưng về, lúc ấy Phương Bối đương làm nhà. Bốn mẫu trà kia đã bắt đầu sản xuất chút ít và chị Diệu Âm bàn nên trồng thêm hai mẫu nữa. Lại thêm phải làm một cái nhà bốn gian ngay dưới chân đồi Thượng. Một gian trên cao dùng làm thiền thất. Gian dưới là thư viện và chỗ làm việc. Gian giữa là phòng ngủ. Gian bên là phòng ăn và phòng khách. Khách ở đây là gia đình Đại Hà, là chị Diệu Âm, là Như Thông, Như Ngọc, Như Khoa, Thanh Giới và ít người bạn tri kỷ khác. Kỳ dư ai mà chịu lặn lội lên tới Phương Bối, vừa xa, vừa cao, vừa vắt, vừa nguy hiểm. Nguyên Hưng, hồi đó chúng tôi lúng túng rất nhiều về vấn đề tiền bạc. Tôi phải bán thêm một bản thảo nữa,và kêu gọi sự giúp đỡ của các bạn quen. Ngoài chị Diệu Âm, những người giúp cho chúng ta nhiều nhất là Như Thông, Như Khoa và gia đình Đại Hà. Trong thời gian làm nhà các bác thợ phải đi lên đi về rất vất vả. Chiếc xe vận tải (bánh xe có ràng xích để leo núi khỏi trượt) phải lận đận lắm mới chở được gỗ và nguyên liệu làm nhà đến dưới chân đồi Thượng, bò quanh theo con đường núi đã lở lói và hư hỏng rất nhiều. Con đường này xa bằng ba con đường rừng đi tắt. Mà từ chỗ rẽ của con đường tới chân đồi Thượng, bác Đại Hà đã phải đốt rừng làm một con đường dài trên bốn trăm thước. Chính tôi đã cắm mộc làm thầy địa. Nguyên Hưng này, có lẽ tôi là một ông thầy địa vụng cho nên giờ nầy chúng ta không được an trú trong Phương Bối mà mỗi người phải lênh đênh một ngả. Tôi phải chừa làm nghề thầy địa đi mới được, có phải không.
Hồi đó Tuệ, Hưng, tôi và chị Diệu Âm hay rủ Như Khoa và bọn trẻ con gia đình Đại Hà vào chân đồi Thượng cắm trại, luôn tiện xem các ông thợ làm nhà. Tội nghiệp chị Diệu Âm; vì chúng ta, chị cứ mỗi tuần rời Mai Lâm ở Di Linh để vào Bảo Lộc một kỳ. Tuy vậy, nhờ làm nhiều việc, leo nhiều núi, chị mạnh khỏe hẳn ra. Ai thấy chị leo núi cũng khen. Như Khoa, nam nhi chi tướng như vậy mà đôi khi còn thua chị. “Mất uy tín” quá, phải không Nguyên Hưng? Vì muốn về Phương Bối trước mùa an cư cho nên chúng ta đã cố gắng rất nhiều. Lúc bấy giờ đường lên Phương Bối đã được phát dọn quang đãng. Cái khu rừng từ cầu Mai lên đến dưới đồi Thượng, cái khu rừng ấy mới đẹp làm sao. Tôi muốn được suốt đời đi trong một con đường rừng như thế. Con đường thơm ngát hoa chiều. Và có một vài thứ hoa gì nữa cũng rất thơm mà chúng ta không biết tên. Mỗi lần lên Phương Bối mà leo tới được cầu Mai là đã thấy khỏe rồi. Thấy như là mình đã tới rồi, tới được cõi của mình rồi. Khúc đường còn lại là khúc đường rừng hấp dẫn nhất mà tôi vừa nói đó. Thầy Thanh Từ sau này rất thích đội một cái nón lá thật to vành và chống một chiếc gậy đi lên đi về con đường đó. Phương Bối hiện ra một cách đột ngột từ một khúc quanh: đồi Thượng sáng lên như một chân trời giác ngộ, một cõi bồng lai, nhất là ngày bắt đầu có chiếc nhà Thượng với hai mái cao vừa hùng vĩ vừa e lệ.
Những cơn mưa gió đến trước mùa an cư làm chúng ta phải cực nhọc nhiều lần. Chúng ta đã có tủ để đựng hai vạn cuốn sách. Chúng ta đã có giường có bàn, chúng ta lại cũng có một chiếc nhà bếp xinh xắn cách đó không xa. Và quý nhất là chúng ta đã xây được một cái hồ đựng nước mưa chứa được chừng vài chục thước khối nước. Những ngày ấy chúng ta rất bận rộn với ngôi nhà mới sắp hoàn thành. Tuệ lúc đó bận dạy học ở trường Bảo Lộc cho nên ít giúp chúng ta được. Nguyên Hưng biết, cũng khá trang nhã (?). Có một bữa cùng với Nguyên Hưng đứng ở lan can nhìn xuống khu rừng phía trái mà ta thường gọi Rừng Tham Thiền tôi thấy một giải mây giăng ngang từ cửa rừng sang đến gần chân đồi Thượng. Giải mây giống như một giải lụa, bề rộng chừng độ hai thước. Thật là kỳ thú. Tôi với Nguyên Hưng dã chạy xuống đi lại gần giải mây. Tới gần thì không thấy giải mây đâu. Chúng ta thất vọng, bởi vì chúng ta muốn đứng sát một bên giải mây, nhưng khi trèo lên lại lan can nhìn, thì giải mây vẫn còn đó, tuy đã biến hình và loãng dần ra. Rừng Tham Thiền có lẽ là khu rừng đẹp nhứt. Khu này có nhiều thông và nhiều cây cao, to, rất hùng vĩ. Khu rừng có vẻ bí mật. Chúng ta đã định thuê chặt đốn tất cả những cây nhỏ và gai góc trong rừng và làm những con đường nhỏ ngang dọc trong ấy. Chúng ta cũng định làm những chỗ ngồi tham thiền và chiêm nghiệm. Cứ từ lâu, chừng năm bảy hôm một, Nguyên Hưng và tôi lại đi vào Rừng Tham Thiền để hái hoa đem về đơm trong một cái giỏ mây cúng Phật. Hoa có rất nhiều thứ, nhưng kỳ nào ta cũng hái hoa chiều và hoa trang.
Chỉ còn có ba hôm nữa là đến mùa An cư. Nguyên Hưng và tôi đã định về Phương Bối đúng ngày an cư. Như Ngọc và Như Thông hứa là ngày ấy sẽ từ Sài Gòn lên chơi để “khánh thành” Phương Bối luôn thể… Trời mưa như trút nước. Mưa rồi lại tạnh. Tạnh rồi lại mưa. Như Khoa dã mượn giúp cho Tuệ và Hưng một chiếc xe Jeep để chở hai vạn cuốn sách vào Phương Bối. Sách đựng trong những chiếc bao tải lớn. Chiếc Jeep leo núi một cách mệt nhọc, trèo lên trượt xuống, hì hục gần suốt một ngày mới chở được hết sách. Nguyên Hưng và Thanh Tuệ trong chuyến chót đã chở vào được thêm một cái tủ, cái tủ trắng rất xinh của Như Thông gửi tặng cho Phương Bối. Tôi còn nhớ trong chuyến ấy, nửa đường các cậu gặp mưa. Cả Nguyên Hưng và Thanh Tuệ đều ướt như chuột lột, thấy mà thương quá. Lúc ấy tôi đang bận bịu xếp sách vào các ngăn tủ. Tôi ra đón Tuệ và Hưng. Tôi bắt Nguyên Hưng vào thay quần áo lau mình thật sạch và trùm chăn kín lại. Tôi định vào đốt lò sưởi cho Tuệ nhưng Tuệ từ chối, đòi về theo xe. Cả Hưng và Tuệ đều run rẩy. Tuệ nói: “Phen này thì chắc ốm to. Có lẽ thương hàn là ít”. Tôi cũng thấy sợ ghê. Các em giãi nắng dầm mưa nhiều quá. Thế nhưng mà không sao. Dì Tâm Huệ dọn cơm chiều lúc bảy giờ tối; bữa cơm đầu tiên ở Phương Bối được dọn ra đàng hoàng trên bàn, ngoài phòng ăn. Tôi đến nói với Nguyên Hưng: “Dậy ăn cơm đi Nguyên Hưng.” Nguyên Hưng không chịu, trả lời rằng là chắc hẳn không ăn được. Tôi nài nỉ Nguyên Hưng ra ngồi chơi với tôi trong khi tôi ăn cơm. Nguyên Hưng bèn chịu. Ra tới phòng ăn tôi xới cơm và ép Nguyên Hưng ăn một chén. Nể lời Nguyên Hưng cầm đũa. Thế rồi vui miệng và vui câu chuyện, Nguyên Hưng đã để cho dì Tâm Huệ xới cơm cho Nguyên Hưng tới ba lần. Đêm ấy Nguyên Hưng ngủ ngon không “ốm to” cũng không “thương hàn”. Sáng mai Tuệ lặn lội vào Phương Bối rất sớm. Thì ra cậu ta cũng chẳng “ốm to” chẳng “thương hàn” gì cả. Hôm qua về tới chùa Bảo Lộc, Tuệ thay áo ngay và lau khô mình mẩy. Rót một ly nước trà thật nóng cậu lấy hai viên thuốc cảm để trên table de nuit. Rồi cậu ta trùm chăn lại thật kỹ, chờ cho ly nước bớt nóng để uống thuốc. Trong khi chờ đợi anh ta mở chiếc radio để nghe một bản nhạc của đài Sài Gòn. Thế rồi trong tiếng nhạc êm đềm Tuệ đã ngủ quên. Ly nước nguội dần, nguội dần và trở thành giá lạnh. Mười hai giờ khuya đài Sài Gòn đã giã từ thính giả mà Tuệ vẫn không biết. Tuệ ngủ mê mệt. Cho đến khi tỉnh dậy thì đài Sài Gòn đã “tái ngộ” thính giả và đang dạy thính giả tập thể dục buổi sáng! Mỗi lần nghĩ đến chuyện đó là tôi thấy buồn cười quá đi, Nguyên Hưng.
Trong cùng một đêm đó, Nguyên Hưng và tôi ngủ lại Phương Bối lần đầu. Cánh cửa giữa chưa lắp, thành ra nửa đêm bị gió thổi rơi xuống sàn nhà một cái rầm. Hai chúng tôi đều thức giấc. Nằm bên nhau, chúng ta nghe mưa gió rào rào bên ngoài. Có lẽ là có bão tố ở đâu ấy. Chúng ta đang nằm ngủ trên rừng, cách xa xóm làng đô thị. Rất xa. Chúng ta đã muốn lên tận trên này, phá rừng, làm nhà và dựng cho chúng ta một quê hương bé nhỏ. Tôi không thể nào nằm ngủ được nữa. Tôi rủ Nguyên Hưng trở dậy. Chúng ta đi sờ soạn tìm hộp diêm nhen, đốt một đống lửa và thức bên nhau nói chuyện, cho đến khi tiếng vượn hú hòa với tiếng chim kêu đã vọng vang cả núi rừng. Chúng ta trèo lên đồi Thượng. Phương đông, chân trời vẫn chưa ửng hồng. Sương phủ khắp đồi núi xa xa. Phương Bối đã trở thành một cái gì có thực. Có thực một cách hư ảo. Các bạn ở xa chưa ai hay biết rằng ẩn mình trên núi Đại Lão, Phương Bối đã xòe những cánh đồi hoang vu và êm dịu như một chiếc nôi lớn - một chiếc nôi lót bằng bông đá, hoa dại, cỏ rừng - chào đón chúng tôi. Ở đây chỉ có cây rừng, có chim có vượn. Ở đây chúng tôi sẽ xa được trong một thời gian tất cả những xấu xa nhỏ mọn của cuộc đời…
(Trích Nẻo về của ý. Nhan đề phần trích tạm đặt.)
Nhận xét
Đăng nhận xét